Người khôn ngoan phải biết 6 cách từ chối cho vay tiền này
1. Chỉ đơn giản là nói không để từ chối
Đôi khi nói không lại là cách đơn giản nhất và hiệu quả nhất trong trường hợp này, tuy rằng để nói thẳng ra như vậy cũng không phải là dễ trừ khi đó là mối quan hệ ít thân quen hoặc liên kết với cuộc sống của bạn và theo lời khuyên của tôi đối với những người không liên quan nhiều đến cuộc sống của bạn hay những người thường xuyên tìm tới bạn để vay mượn hãy cứng rắn nói không với những người này, chỉ đơn giản là không vậy thôi, còn đối với những người thân thuộc, những người giúp đỡ bạn hay những người có ý nghĩa với cuộc sống của bạn hãy dẹp bỏ bài viết này sang một bên, hãy chìa tay giúp đỡ họ khi hoạn nạn và cùng chia sẻ với họ để cùng vượt qua khó khăn này. Tiền bạc rất quan trọng nhưng nếu giúp đỡ được những người bạn yêu quý thì điều đó còn quan trọng hơn, rất quan trọng là đằng khác.
2. Đặt câu hỏi : vay khi nào trả?
Một trong những phương pháp hữu hiệu tiếp theo đó là hỏi người vay xem khi nào họ sẽ hoàn trả, sau khi họ trả lời ngay lập tức hãy tỏ thái độ đáng tiếc khi không thể giúp được họ bởi bạn sẽ cần số tiền đó trong thời gian ít nhất, có vẻ hơi lật lộng nhưng đây là điều nên làm, hoặc đơn giản hơn bạn có thể nói là lỡ cho ai đó vay trước đó, nhân vật ai đó thì chỉ bạn mới biết chứ người kia làm sao mà biết được.
3. Đừng tỏ ra : "cần là có"
Mượn tiền đôi khi là một thói quen của ai đó nhưng cũng có khi thói quen đó hình thành dựa trên cách cư xử không khéo léo của bạn, để tránh bị thường xuyên mượn tiền và không phải nát óc nghĩ cách từ chối sao cho không mất lòng thì bạn không nên biến mình thành nơi mượn tiền '' cần là có " và cho mượn quá dễ dàng. Khi mượn tiền quá dễ dàng thì nguy cơ bạn tiếp tục bị mượn tiền là rất cao, từ chối một cách khéo léo và hợp lý sẽ khiến bạn tránh được những rắc rối không cần thiết.
4. Nói rằng sắp phải mua thứ gì đó rất quan trọng
Một trong những cách hợp tình hợp lý tiếp theo đó là nói với người vay rằng mình sắp mua thứ gì đó cho ai đó, bất kể thứ gì chẳng hạn như máy tính mới cho chồng, bộ quần áo cho mẹ, lo tiền học phí cho con, bất cứ thứ gì. Cần phải nhớ nhấn mạnh vào tầm quan trọng của đồ vật đó hoặc người mà mình sắp mua đó. Nghĩ xem ai lại dám vay số tiền đó của bạn chứ. Chắc chắn họ sexkhoong làm phiền bạn nữa.
5. Nói rằng có thể giúp nhưng không phải bằng tiền
Với những người thật sự thân thiết hỏi vay tiền nếu đủ tin tưởng thì đừng ngần ngại giúp đỡ. Còn đối với người ngoài hãy đề nghị giúp họ bằng cách khác thay vì tiền. Ví dụ như kiếm cho họ một công việc bao ăn uống và cho ngủ nghỉ nhờ vài hôm. Cho mượn thứ gì đó ngoài tiền chẳng hạn như điện thoại cũ hay xe máy cũ, v.v...Tuy rằng điều này sẽ không làm người đối diện hài lòng nhưng cũng khiến cho họ cảm thấy được an ủi.
6. Nói rằng mình đang dồn tiền trả nợ
Đây là cách ứng xử với những người không đáng để bạn phải bận tâm chứ đừng nói là móc hầu bao củ mình để giúp đỡ họ. Có câu : '' tiền trong túi mình thì vẫn là của mình, nhưng ra khỏi túi rồi thì lại là chuyện hoàn toàn khác ''. Đối với bạn bè thật sự bạn có thể áp dụng cho mình một trong hai quy tắc sau : Nếu không phải là người thích cho mượn tiền tùy tiện, nếu không trả thì không bao giờ có lần sau. Người ta thường nói tiền bạc giết chết tình bạn, một hai lần không sòng phẳng thì không sao nhưng nếu năm lần bảy lượt không sòng phẳng thì lại là chuyện khác. Có rất nhiều suy nghĩ xấu dẫn đến tình bạn bị hủy hoại từ lúc nào không hay. Nếu không muốn giúp đỡ bạn bè bằng cách cho vay tiền bạn có thể quy định số tiền mà mình cho vay, chẳng hạn bạn sẽ cho vay với số tiền dưới một triệu, nếu người đó không trả, được rồi, chúng ta vẫn là bạn nhưng vay tiền ư? không bao giờ có lần sau. Chẳng phải tự nhiên mà người ta có câu '' vay tiền thấu lòng người, Trả tiền thấu nhân cách ''.
Cho vay một lần đi rồi bạn sẽ hiểu tốt nhất là nên từ chối ngay từ đầu khi gặp 5 kiểu vay mượn điển hình này để tránh mất cả chì lẫn chài.
1. Người có tài chính và th nhập không ổn định
Vay tiền bạn cần phải hoàn trả, với người có thu nhập ổn định có khả năng sẽ trả còn người không có tài chính thu vào thậm chí còn không thể trả nổi. Nhiều người không phải là không muốn trả lại tiền nhưng họ thực sự không có khả năng trả lại chính vì thế nếu bạn có thừa khả năng thì coi như giúp đỡ, biếu tặng họ số tiền đó trong lúc khốn khó. Còn nếu không tốt nhất bạn không nên sĩ diện mà cắn răng cho vay.
2. Người mượn số tiền nhỏ nhưng mượn rất nhiều người
Có đôi khi họ chỉ tìm đến bạn để vay mượn vài trăm ngàn hoặc cùng lắm là một đến hai triệu, số tiền không lớn nên từ chối cũng ngại, bạn thường dễ dàng chấp nhận dễ dàng cho vay dù đôi khi họ luôn trễ hẹn trả nợ. Tuy nhiên đồng thời phát hiện người này mượn tiền từ rất nhiều người khác nhau thì rủi ro tăng lên đặc biệt cao. Bạn không thể biết rằng họ có cầm tiền của bạn để trả nợ cho anh A hay chị B mà trước đó đã mượn hay không, và cũng khó có thể kiểm soát rằng liệu họ đã trả hết cho những người kia, biết họ có đang ôm nợ quá nhiều hay không mà cho mượn thêm.
3. Người từng '' bùng nợ ''
Với những kẻ sử dụng đồng tiền đi vay từ người khác mà không chủ động trả lai đúng hạn thậm chí là '' bùng nợ '' coi như không có gì xảy ra thì nên xem lại nhân phẩm của họ. Dù sau này họ có thề thốt hay hứa hẹn điều gì thì cũng không nên dễ dàng đặt lòng tin. Có câu nói rất hay là '' Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời '', cho mượn lần thứ nhất mà chưa trả thì chớ dại dột cho mượn thêm, người ta giật luôn nguyên cục tiền rồi mới hối hận muộn màng.
4. Người thân, họ hàng nhưng có tính cách xấu
Người ta thường thích vay tiền của người thân bởi mối quan hệ đặc biệt '' một giọt máu đào hơn ao nước lã '', lý do thì đủ kiểu từ làm ăn, kết hôn hay học hành trả nợ. Nhưng khi chúng ta cho vay tiền chúng ta phải nhìn vào tính cách của người thân. Mặc dù là người thân nhưng tiền không thể được trao cho người có tính cách xấu, bởi vì cảm giác phải đi đòi tiền đã cho người thân vay lâu ngày không trả thực sự không dễ chịu. Có câu nói rằng '' bạn bè chơi với nhau quý ở thoải mái, quý ở thẳng thắn '' dù đặt trong mối quan hệ xã hội như thế nào một chữ tiền cũng có thể khiến nó trở nên khó xử và phức tạp hơn. Đó là mồ hôi công sức, là thành quả lao động mà mọi người phải vất vả làm ra, do đó cho dù người tới vay nợ có thân thiết đến mấy đi chăng nữa thì bạn cũng cần suy nghĩ cẩn trọng về nhân phẩm, tính cách của họ để giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro cho quyết định của chính mình.
5. Vay tiền cho mục đích không chính đáng
Mặc dù người xưa nói với chúng ta rằng '' tá cấp bất tá cùng '' điều đó có nghĩa là bạn có thể cho những người có nhu cầu cấp bách vay tiền nhưng bạn không thể cho những người lười biếng vay tiền. Nhưng chúng ta cũng cần phân biệt rõ ràng vấn đề khẩn cấp, nếu một người bạn muốn vay tiền để đầu cơ tích trữ, để mua nhà, mua xe, để phục vụ nhu cầu vật chất thì chúng ta không thể cho vay tiền vì rủi ro đi kèm là quá cao. Vấn đề về tiền gây ra đổ vỡ những quan hệ, không chỉ dừng ở việc cho vay mượn mà còn nằm ở vấn đề đố kị. Tiền bạc tạo nên sự nghi kị, so sánh giữa các cá nhân, chính điều này hình thành vách ngăn giữa mọi người và khiến chúng ta ngần ngại. Tâm lý kém cỏi hơn so với bạn bè khi mức lương và địa vị thấp là một điều rất thường thấy ở giới trẻ. Chính tâm lý này tạo nên một áp lực vô hình khiến họ co rút và khép kín hơn, ngại giao tiếp và mất tự tin vào bản thân, dần dần họ ngại đến các buổi hội họp bạn bè và đẩy họ lánh xa khỏi bạn bè. Hồi trước gặp nhau là tay bắt mặt mừng, từ lúc con bạn thân vào công ty lớn thì cách ăn mặc, cung cách, nói năng khác hẳn, gặp nhau cứ ngại ngại vì khác đẳng cấp. Thậm chí trong cả mối quan hệ yêu đương đồng tiền cũng làm cản bước của khá nhiều đôi bạn trẻ không vượt qua được áp lực khập khiễng về tài chính. Vấn đề thường xuất phát từ người dưới cơ luôn cảm thấy tự ti khi đi cạnh một người yêu giàu có. Dù có thực sự coi trọng tiền bạc hay không thì trong nhận thức của mỗi người tiền cũng được ngầm cho là một thước đo sự thành công đẳng cấp... trong xã hội hiện đại. Tư tưởng này ngấm ngầm ăn vào gốc rễ của chúng ta và khiến đồng tiền trở nên có nhiều quyền năng hơn giới hạn thanh toán của nó. Để tránh các tình huống vì tiền mất bạn, chúng ta nên xem xét kỹ các yếu tố sau : Nếu không thật sự muốn cho mượn hoặc mối quan hệ chỉ ở mức bình thường hãy từ chối khéo. Trước khi cho mượn tiền hãy kiểm tra khả năng tài chính bản thân, đảm bảo số tiền cho vay không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, nếu lỡ người bạn kia không trả đúng hạn, khi cho vay nên xem xét kỹ vấn đề tài chính của bạn bè, không nên cho mượn số tiền quá lớn mà nên cho mượn trong khoảng có thể chấp nhận mất. Nên có hợp đồng có tính pháp lý hoặc nhân chứng trong trường hợp mượn số tiền quá lớn. Dù là bạn thân cũng nên rõ ràng. Luôn nhận thức rõ ràng tiền bạc không tạo nên giá trị con người. tuy tiền đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người nhưng đừng để tiền biến mình thành một kẻ vật chất và thực dụng quá đáng. Đừng để đồng tiền biến chúng ta thành chủ nợ bất đắc dĩ hoặc là kẻ tự ti xấu xí. Hãy luôn là một người điều khiển đồng tiền thông minh nhất.
Nếu thấy hay các bạn hãy nhớ follow mình để ủng hộ cho những bài viết tiếp theo của mình nhé !