Wednesday, 26 September 2018

Người học tiếng Anh nên tìm cho mình một môi trường để luyện tập. 
Bạn có thể đến các địa điểm thu hút người nước ngoài, chẳng hạn như khu phố Tây - Quận 1  (Hồ Chí Minh), để có thể thực hành tiếng Anh.
Chúng ta cùng xem các bước để có thể giao tiếp với người nước ngoài nhé!
  1. Chuẩn bị tinh thần và cảm xúc
Có thể một số bạn sẽ ngại ngùng, hay lo lắng khi nói chuyện với người nước ngoài. Bạn hãy điều chỉnh một chút tâm lý.
Các bạn luôn vui vẻ, thoải mái, bình tĩnh nhé. Có thể coi họ là những người bạn của mình đến từ các nước khác, và có “duyên” nên giờ gặp mặt.
Luôn giữ thái độ cởi mở, thân thiện, nở nụ cười trên môi và bắt đầu thôi.
  1. Chọn đối tượng phù hợp
Nếu đang đi, bạn nên bắt chuyện với những người đang đi chậm, thư thái, bước chân của họ không gấp gáp. Những người này rất có khả năng có thời gian.
Tốt nhất, bạn nên tìm một người đang ngồi, họ có thể đang đọc sách, tắm nắng,…lúc đó họ đang thư giãn, nghỉ ngơi và chúng ta có thể có thời gian nói chuyện với họ.

  1. Bắt chuyện
Bạn chắc chắn là mình đã cười chưa nhỉ?
Đầu tiên, bạn nở nụ cười thân thiện. Vừa tạo thiện cảm, vừa giúp bạn cảm thấy thoải mái.
Sau đó, hãy nói:
“ Hello, nice to meet you! (Xin chào, rất vui được gặp bạn), hoặc 
  Good morning/afternoon, nice to meet you! (Chào buổi sáng/buổi chiều, rất vui được gặp bạn.)
Chúng ta chỉ cần chào hỏi đơn giản như vậy.
Nếu họ cười, chậm lại (nếu họ đang đi) và chào lại chúng ta, vậy là có khả năng cao chúng ta bắt được đúng người rồi.
Sau đó bạn bắt đầu hỏi một số câu mở đầu để chắc chắn họ tiếp tục cuộc hội thoại:
  What’s your name? (Bạn tên là gì?)
  Where are you from?/Where do you come from? (Bạn đến từ đâu)
Nếu họ đứng lại và nói chuyện, vậy thì thành công rồi. Dù hội thoại dài hay ngắn, chúng ta hãy cố gắng thực hành nhé.
Tiếp theo, bạn có thể chia sẻ với họ rằng:
  I am an English learner, so I come here to practice       English with foreigners. (Tôi là người học tiếng Anh, do vậy tôi đến đây để thực hành tiếng Anh với người nước ngoài)
Điều này sẽ giúp họ hiểu bạn, giúp đỡ bạn.
Ngoài ra, có một số bạn khi bắt chuyện hay có suy nghĩ, kiểu như mình có quấy rầy người ta không nhỉ?, mình có bất lịch sự khi tự nhiên bắt chuyện không nhỉ?,…
Không đâu, thường thì người nước ngoài sẽ nghĩ bạn rất thân thiện đó.
Chúng ta không ở đó suy đoán, điều đó làm bạn chần chừ và tạo rào cản.
Hãy làm trước! Chúng ta sẽ có trải nghiệm thực tế. Thực tế là, người nước ngoài rất thẳng. Nếu họ bận hoặc không muốn, họ sẽ từ chối thẳng. Từ chối thì chúng ta cảm ơn họ (Thank you!) và bắt chuyện với người khác.
Nếu họ có thể, họ sẽ nói chuyện với bạn. Và chúng ta tiếp tục đoạn hội thoại.
  1. Duy trì cuộc hội thoại
Phần này bạn có thể hỏi “trên trời, dưới đất”. Tất cả những gì trong đầu bạn nghĩ ra, hoặc những câu hỏi bạn đã chuẩn bị trước.
Tuy nhiên, lưu ý rằng chúng ta không nên hỏi tuổi, hỏi thu nhập, và tình trạng hôn nhân… Nói chung, về những vấn đề riêng tư chúng ta không nên đề cập đến.
Người nước ngoài rất hay nói về thời tiết, vậy nên, bạn có thể hỏi:
  How do you feel about the weather in Vietnam? (Bạn cảm thấy thời tiết ở Việt Nam như thế nào?
  What is the season in your country now? (Hiện tại đang là mùa gì ở nước bạn?)
  What is your favorite season? (Bạn yêu thích mùa nào?)
Sau đó, bạn có thể hỏi một số câu sau:
  – How long have you been in Vietnam? (Bạn đến Việt Nam lâu chưa?)
  – How many places have you visited in Vietnam? (Bạn đã đến những địa danh nào ở Việt Nam?)
  – How many countries have you been?/ How many countries have you traveled to? (Bạn du lịch tới bao nhiêu nước rồi?
  – Are you on your holiday or business? (Bạn đang đi du lịch hay công tác?)
  – You travel alone or with your friends? (Bạn đi một mình hay đi cùng bạn bè?)
  – Do you try Vietnamese food? Is it deliciou? (Bạn đã thử thức ăn Việt chưa? Có ngon không?)
  – How do you think about Vietnam and Vietnamese people? (Bạn có suy nghĩ gì về Vietnam và con người Việt Nam?)
 
– What about traffic here? (Vậy còn giao thông ở đây thì sao?
  – What are your hobbies? (Sở thích của bạn là gì?)
  – Do you like travelling? (Bạn có thích đi du lịch không?
  – Do you like listening to music? (Bạn thích nghe nhạc không?
  – What is your favorite singer or band? (Ca sĩ hay ban nhạc yêu thích của bạn là gì?
  – Do you do exercises in the morning? (Bạn có tập thể dục vào buổi sáng không?
  – Do you know Falun Dafa, a practice is quite popular in Western countries? (Bạn có biết Pháp Luân Đại Pháp, môn tập khá phổ biến ở phương Tây chưa?)
  – Do you like sports? (Bạn có thích thể thao không?)

Trong giao tiếp, chúng ta cần tạothiện cảm, tương tác, và khá thành thục việc đặt câu hỏi.
Các bạn luôn vui vẻ, gật đầu, biểu cảm cảm xúc khi nói. Người nước ngoài biểu cảm khuôn mặt rất nhiều.
Để tạo thiện cảm, các bạn có thể khen ngợi một số điều, lấy ví dụ, tên của họ đẹp (Your name is very nice), đất nước của họ tuyệt vời (Your country is very wonderful), bạn rất thân thiện (You are very friendly),…Lưu ýhãy bày tỏ cảm xúc chân thật, không phải chỉ để nói khéo.
Ngoài ra, có thể tìm điểm giống giữa mình và họ ( quần áo, sở thích,..), chẳng hạn như:I am also interested in travelling. (Mình cũng thích đi du lịch) và nhắc lại những gì họ nói.
Ví dụ:
  – I come from New York.
  – New York? It’s very nice.
Về phần đặt câu hỏi, chúng ta hãy tiếp nối từ câu trả lời. Hãy đặt câu trả lời liên quan đến phần vị ngữ.
Ví dụ:
  – I’ve travelled to 10 countries.
  – 10 countries? What is the country you love most?
Từ đó, bạn sẽ có rất nhiều điều để hỏi và tiếp tục cuộc hội thoại cho tới cuối.
  1. Chào tạm biệt
Vì lý do họ phải rời đi, hoặc khi bạn nói chuyện khá lâu rồi và muốn kết thúc. Vậy thì có thể nói: I have to leave now. (Mình phải rời đi bây giờ rồi.)

Có một số bạn muốn chụp ảnh, vậy hãy nói: 
  - Before i leave, can i take a photo with you? ( trước khi rời đi, mình có thể chụp ảnh với bạn không? ). Sau khi chụp, bạn có thể muốn xin facebook: 
  - I want to send this picture for you and i also want to keep in touch with you. Do you have facebook or email? What is your facebook?
(Mình muốn gửi ảnh và giữ liên lạc với bạn. Bạn có dùng facebook hay email không? Facebook của bạn là gì?)
Sau đó vui vẻ và chào tạm biệt.
Bạn có nhiều cách nói, ví dụ như:
  It’s very nice to talk to you. (Mình rất vui khi nói chuyện với bạn)
      Thank you so much. (Cám ơn bạn rất nhiều)
      Have a nice day. (Chúc bạn một ngày vui vẻ!)
      Bye bye. (Tạm biệt)
     I am very happy to meet you. (Mình rất vui khi được gặp bạn.)
     Peace in you. (Chúc bạn luôn bình an.)
     Thank for helping me practice English. (Cám ơn vì đã giúp mình luyện tập tiếng Anh.)
     Good luck! (Chúc bạn may mắn!)
     Take care. (Hãy bảo trọng!)
Trên đây là một vài gợi ý dành cho bạn. 
Chắc hẳn những trải nghiệm thực tế của bạn sẽ thú vị hơn rất nhiều. 
“Remember, practice makes perfect”! Thực hành nhiều và bạn sẽ cán đích thành công!

No comments: